Vì sao Apple cần ra mắt phiên bản iPhone giá rẻ?
Nhìn chung, động cơ Hybrid là một bước đệm lý tưởng để người dùng có thể trải nghiệm trước khi chuyển dần sang xu hướng sử dụng xe hoàn toàn bằng điện, hưởng ứng mục tiêu không phát thải tại Việt Nam vào năm 2050.Giá USD hôm nay 7.4.2024: Đồng loạt tăng cùng chiều yen Nhật và euro
Tốc độ tăng trưởng của thị trường xe máy Việt nam đang có dấu hiệu chững lại trong vài năm gần đây, tuy nhiên áp lực cạnh tranh trên thị trường ngày càng gia tăng khi các nhà sản xuất, phân phối liên tục tung ra các mẫu mã mới nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Không chỉ cạnh tranh với các đối thủ cùng phân khúc của những thương hiệu khác, một số mẫu mã như Honda Future 125 FI cũng đang gặp phải thách thức đến từ những "người anh em song sinh" vốn được nhập khẩu từ như Honda Wave 125i.Giống như Honda Future 125 FI do Honda Việt Nam (HVN) lắp ráp, phân phối, mẫu xe máy số 125 phân khối này còn được Honda Motor cùng đối tác liên doanh tại Thái Lan, Malaysia sản xuất, phân phối với tên gọi Honda Wave 125i. Khác với Wave 125i "Made in Thailand" vốn đã được nhiều cửa hàng kinh doanh xe máy tại Việt Nam nhập khẩu, phân phối trong khoảng 3 - 5 năm trở lại đây. Honda Wave 125i "Made in Malaysia" do Boon Siew Honda - Công ty liên doanh giữa Honda và đối tác tại Malaysia sản xuất, đến nay mới gia nhập thị trường Việt Nam.Honda Wave 125i "Made in Malaysia" do một cửa hàng chuyên kinh doanh các mẫu mô tô, xe máy tại quận 5, TP.HCM nhập khẩu, phân phối. Theo đại diện đơn vị nhập khẩu mẫu xe này cho biết: "Những khác biệt trong chính sách xuất khẩu hàng hóa của những quốc gia như Malaysia so với các nước còn lại trong khu vực, khiến xe máy sản xuất tại Malaysia rất khó có thể đưa về Việt Nam phân phối. Tính đến thời điểm này, Honda Wave 125i "Made in Malaysia" là một trong số ít mẫu mã xe máy sản xuất ở Malaysia đã gia nhập thị trường Việt Nam"."Trình làng" tại một sự kiện khai trương của hàng xe máy ở Sóc Trăng, theo ghi nhận của PV Thanh Niên, nếu nhìn thoáng qua Honda Wave 125i "Made in Malaysia" có kiểu dáng thiết kế, trang bị tính năng giống như Honda Future 125 FI lắp ráp tại Việt Nam hai Wave 125i đến từ Thái Lan. Tuy nhiên, với việc phát triển dành cho thị trường Malaysia, mẫu xe này vẫn có những điều chỉnh, thay đổi ở một số chi tiết để phù hợp với thị hiếu khách hàng và hạ tầng giao thông Malaysia.Vẫn giữ lại phong cách thiết kế thanh lịch, thể thao hiện đại như Future 125 FI nhưng Honda Wave 125i nhập khẩu từ Malaysia đã có đôi chút thay đổi về kích thước. Cụ thể, với kích thước dài, rộng, cao tương ứng 1.933 x 712 x 1.093 (mm), chiều cao yên 761 mm, khoảng sáng gầm 135 mm và trọng lượng 107 kg… Wave 125i Malaysia dài hơn 2 mm, rộng hơn 1 mm, cao hơn 10 mm, khoảng sáng gầm lớn hơn 2 mm, do đó nặng hơn 3 kg so với Honda Future 125 FI lắp ráp tại Việt Nam. Bên cạnh đó, Wave 125i "Made in Malaysia" cũng có dung tích bình xăng lên đến 5,4 lít, nhiều hơn 0,8 lít so với Honda Future 125 FI.Tương tự Honda Future 125 FI hay Wave 125i nhập Thái Lan, Honda Wave 125i sản xuất tại Malaysia cũng được trang bị động cơ xăng, xy-lanh đơn, phun xăng điện tử, làm mát bằng không khí, SOHC 4 thì, 2 van, dung tích 125cc cho công suất 9,2 mã lực, mô-men xoắn cực đại 10,2 Nm tại vòng tua máy 5.500 vòng/phút; kết hợp hộp số 4 cấp. Dù vậy, để phù hợp với quy định và điều kiện vận hành tại Malaysia, động cơ trên Wave 125i do Boon Siew Honda sản xuất đã được tinh chỉnh lại ECU cho phản ứng nhanh nhạy, khả năng hoạt động mạnh mẽ, bền bỉ hơn đồng thời đáp ứng tiêu chuẩn khí thải siêu sạch EEV - Enhanced Environmental friendly vehicle.Ngoài ra, dù không có hệ thống chống bó cứng phanh ABS nhưng Honda Wave 125i sản xuất tại Malaysia được trang bị hệ thống phanh đĩa trên cả hai bánh, trong khi Future 125 FI và Wave 125i Thái Lan sử dụng phanh đùm (phanh tang trống) truyền thống trên bánh sau. Giảm xóc sau được thiết kế cứng, vững hơn đồng thời giảm xóc sau cũng sử dụng hai lò xo trị giảm chấn nhưng được thiết kế lớn hơn Future 125 FI. Mẫu xe này vẫn sử dụng hệ thống truyền động bằng nhông, xích; tuy nhiên hộp bảo vệ xích được thiết kế mở như các mẫu mô tô phân khối lớn. Đây cũng là điểm khác biệt so với thiết kế hộp xích dạng kín như Future 125 FI hay Wave 125i "Thái".Những trang bị còn lại trên Honda Wave 125i 'Made in Malaysia' như hệ thống đèn, mâm đúc 17 inch, bảng đồng hồ hiển thị có đồ họa mới… cũng tương tự Future 125 FI.Gia nhập thị trường Việt Nam, Honda Wave 125i 'Made in Malaysia' có 3 lựa chọn màu sắc (gồm vàng-đen, xanh-đen và đỏ-đen) kết hợp bộ tem đồ họa mới. Đơn vị, nhập khẩu phân phối mẫu xe này hé lộ, giá bán Honda Wave 125i vào khoảng hơn 90 triệu đồng, cao hơn Honda Future 125 FI sản xuất tại Việt Nam (30,524 - 32,193 triệu đồng) và gần như tương đương giá bán Honda Wave 125i nhập khẩu từ Thái Lan.
Đề xuất không được bán mèo con trước 8 tuần tuổi: Bác sĩ thú y nói gì?
"Tôi không theo dõi quỹ đạo cuộc đời của Mark Zuckerberg, một phần vì không muốn nghĩ mình có liên quan đến một người như vậy. Giống như một gã đang làm những việc có vấn đề, tước đi việc kiểm tra thông tin, khiến những người vốn đã bị đe dọa trên thế giới này càng bị đe dọa hơn", Eisenberg nói với BBC hôm 4.2.Jesse Eisenberg nhắc đến quyết định của Mark Zuckerberg về việc điều chỉnh chính sách đánh giá nội dung của Meta trên Facebook và Instagram. Mark Zuckerberg công bố những thay đổi ngay trước khi Tổng thống Mỹ Donald Trump bước vào nhiệm kỳ thứ 2. Ông Trump cùng những người thuộc đảng Cộng hòa đã chỉ trích Zuckerberg và Meta vì những gì họ coi là "kiểm duyệt tiếng nói cánh hữu". Tuyên bố của Mark Zuckerberg về việc Meta thay đổi chính sách kiểm duyệt trên các nền tảng như Facebook được xem là dấu hiệu nhằm xoa dịu Tổng thống Donald Trump. Theo quy định mới, cơ chế về kiểm tra độ xác thực của thông tin do bên thứ 3 thực hiện trên Facebook và Instagram sẽ được thay bằng "ghi chú cộng đồng", tương tự quy định trên mạng xã hội X của tỉ phú Elon Musk. Eisenberg nhấn mạnh rằng "chỉ quan tâm như một người đọc báo" chứ không phải như một diễn viên từng đóng vai Zuckerberg trong một bộ phim."Những người này có hàng tỉ USD, nhiều hơn bất kỳ người nào từng tích lũy được và họ làm gì với số tiền đó?", anh nói.Việc vào vai Mark Zuckerberg trong The Social Network, bộ phim kịch tính về sự ra đời của Facebook, đã đưa Eisenberg trở nên nổi tiếng toàn thế giới.Nam diễn viên cho biết anh đang ôn lại những kỷ niệm từ vai diễn đó trong chuyến lưu diễn quảng bá cho bộ phim A Real Pain do anh viết kịch bản, đạo diễn và đóng vai chính, được đề cử Oscar năm nay.Tháng trước, Eisenberg chia sẻ với podcast Awards Chatter rằng anh chưa từng gặp Mark Zuckerberg trước khi vào vai này. Anh kể khi đang lái xe đến gặp CEO của Meta thì nhận được cuộc gọi từ một trong những nhà sản xuất phim yêu cầu anh không được đến đó "vì nhiều lý do pháp lý".
Theo báo cáo này, bất chấp những biến động toàn cầu, Việt Nam vẫn là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất châu Á. Vốn thực hiện của các dự án đầu tư nước ngoài (FDI) đạt 25,4 tỉ USD vào năm 2024 (tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước). Có thể đó là lý do khiến thị trường bất động sản công nghiệp và chuỗi cung ứng của Việt Nam theo khảo sát này, có triển vọng tăng tốt. "Chúng tôi nhận thấy một môi trường đầu tư được cải thiện, tầng lớp trung lưu gia tăng và các nhà đầu tư ngày càng chuyên nghiệp hơn", bà Trang Lê, Tổng giám đốc JLL Việt Nam, nhận định và cho rằng, nhiều yếu tố tích cực đang củng cố vị thế của Việt Nam như một thị trường bất động sản hấp dẫn ở khu vực Đông Nam Á.Khảo sát của JLL cho thấy, thị trường cho thuê văn phòng Việt Nam hấp thụ khoảng hơn 43.000 m2 trong năm 2024. Trong đó, yếu tố bền vững và sức khỏe ngày càng chi phối xu hướng lựa chọn không gian làm việc của khách thuê, với các tòa nhà văn phòng đạt chứng nhận xanh trở thành điểm đến ưu tiên. Chuyển đổi đặc biệt rõ nét tại khu vực trung tâm TP.HCM - nơi giá chào thuê văn phòng hạng A và A+ đã tăng 1,3% so với cùng kỳ năm trước.Với thị trường nhà ở, sau mức chạm đáy vào năm 2024, nguồn cung nhà ở tại Việt Nam năm nay theo dự báo của JLL sẽ phục hồi mạnh mẽ nhờ những điều chỉnh chính sách giúp tăng tính minh bạch và đẩy nhanh quá trình phê duyệt dự án. Các nhà phát triển và nhà đầu tư vẫn tập trung chủ yếu vào Hà Nội, TP.HCM và ngày càng chú trọng vào các khu vực vệ tinh, nơi nhu cầu đang có dấu hiệu gia tăng. "Thị trường đang bước vào chu kỳ phát triển bền vững hơn, nhờ sự kết hợp của quá trình đô thị hóa, sự gia tăng tầng lớp trung lưu và các cải cách chính sách. Chúng tôi kỳ vọng hoạt động giao dịch sẽ sôi động hơn ở các dự án nhà ở được quy hoạch tốt, đặc biệt trong phân khúc trung và cao cấp", ông Bách Tạ, Giám đốc thị trường vốn tại JLL Việt Nam, chia sẻ. Theo nhà nghiên cứu này, năm 2025, Việt Nam tiếp tục là điểm đến hàng đầu tại Đông Nam Á cho lĩnh vực sản xuất, nhờ vị trí chiến lược và lợi thế từ chiến lược "Trung Quốc+1". Việt Nam đang hưởng lợi từ những thay đổi trong chính sách địa phương, sự dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu và kế hoạch phát triển hạ tầng đầy tham vọng, giúp nâng cao sức hấp dẫn của thị trường công nghiệp và chuỗi cung ứng. Đáng lưu ý, khảo sát cho thấy, tâm lý nhà đầu tư bất động sản có vẻ lạc quan hơn nhiều nhờ chính sách vốn vay được cải thiện. Giám đốc điều hành khối thị trường Thái Lan, Indonesia, Philippines và Việt Nam của JLL, ông Michael Glancy nhận định: "Thị trường bất động sản Việt Nam đang có những dấu hiệu phục hồi rõ rệt, dự báo hoạt động đầu tư sẽ tăng mạnh trong năm nay. Chi phí vay vốn giảm và tâm lý của nhà đầu tư được cải thiện là những yếu tố thúc đẩy xu hướng tích cực này. Bên cạnh đó, các lợi thế nền tảng của Việt Nam như lực lượng lao động trẻ và năng động, hạ tầng phát triển và chính sách thu hút đầu tư, tiếp tục đưa đất nước trở thành điểm đến hấp dẫn cho các dự án đầu tư bất động sản trên nhiều phân khúc. Khi điều kiện thị trường khởi sắc, kỳ vọng sẽ có nhiều hơn dự án mới, củng cố vị thế của Việt Nam như một thị trường bất động sản hàng đầu tại Đông Nam Á".
'Tìm người đi tàu Cát Linh - Hà Đông liên quan ca nhiễm mới' là thông tin thất thiệt
Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam. Đây là lần đầu tiên nhân dân ta phải đương đầu với một thế lực xâm lược đến từ phương Tây có phương thức sản xuất và chế độ xã hội khác biệt, phát triển hơn. Các cuộc đấu tranh của nhân dân và sự chống cự của quân đội triều đình nhà Nguyễn đang ở giai đoạn suy vong liên tiếp nổ ra ở miền Trung, miền Nam cho đến miền Bắc nhưng đều bị đàn áp, thất bại. Năm 1884, triều đình nhà Nguyễn buộc phải ký hòa ước Patenotre, thừa nhận sự bảo hộ của Pháp. Nhân dân ta lại chịu cảnh mất nước, lầm than.Không cam chịu mất độc lập, tự do, các cuộc khởi nghĩa của nông dân, khởi nghĩa của các văn thân, sĩ phu yêu nước trong phong trào Cần Vương, theo hệ tư tưởng phong kiến; các phong trào đấu tranh theo hệ tư tưởng dân chủ tư sản của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thái Học với các hình thức tổ chức, phương pháp khác nhau nổ ra, nhưng cuối cùng đều bị thực dân Pháp đàn áp, thất bại.Trong bối cảnh đó, Nguyễn Tất Thành (sau này đổi tên là Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh) ra đi tìm đường cứu nước và đã tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc. Đó là xây dựng tổ chức Đảng Cộng sản dựa trên nền tảng của chủ nghĩa Mác - Lênin có đường lối vận dụng sáng tạo, phù hợp với hoàn cảnh của đất nước, tập hợp, đoàn kết toàn dân, phát huy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc nhằm tạo nên sức mạnh vô địch giành thắng lợi trong đấu tranh giải phóng dân tộc. Năm 1945, trải qua 15 năm kiên định con đường đã lựa chọn kể từ khi ra đời (1930), xác định đúng và kiên quyết thực hiện hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ, vượt qua bao khó khăn, thử thách, hy sinh, tổn thất, Đảng Cộng sản Đông Dương (nay gọi là Đảng Cộng sản Việt Nam), đứng đầu là lãnh tụ Hồ Chí Minh, đã lãnh đạo toàn dân giành được thắng lợi vĩ đại trong Cách mạng Tháng Tám, mở ra kỷ nguyên mới trong thời đại Hồ Chí Minh: Kỷ nguyên độc lập, tự do tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.Trong Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp soạn thảo và đọc tại Lễ Tuyên bố Độc lập ngày 2.9.1945 ở vườn hoa Ba Đình, Hà Nội, trước hàng vạn người tham dự, Người đã trích dẫn Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ năm 1776 khi đề cập đến các quyền cơ bản của con người. Từ tinh thần Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát triển sáng tạo và có sự tiến bộ vượt bậc về quyền của con người, thể hiện trong câu mở đầu Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam như sau: "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". Người khẳng định: "Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do". Không chỉ có vậy, Người còn dẫn nội dung liên quan đến quyền con người được Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng tư sản Pháp năm 1791 thể hiện: Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi. Từ đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.Chủ tịch Hồ Chí Minh trích dẫn hai bản tuyên ngôn nổi tiếng của Mỹ, Pháp là có chủ ý để mọi người hiểu rằng: Mỹ là một nước vốn tự hào về nền dân chủ, đứng đầu thế giới tư bản, có ảnh hưởng lớn trên thế giới; Pháp cũng là nước tự hào có nền văn minh, văn hóa lâu đời, có nhiều thuộc địa đứng hàng thứ hai trên thế giới, trong đó có Việt Nam; cha ông họ đều đã có những tuyên bố về quyền con người, thế thì tại sao họ lại không thừa nhận quyền con người, quyền có độc lập tự do của các nước khác, lại đem quân đi xâm lược, đàn áp, thống trị các nước? Từ lập luận đanh thép, có lý và lẽ phải đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy".Bất chấp lẽ phải và đạo lý, những kẻ thực dân hiếu chiến Pháp lại đem quân xâm lược nhằm đặt ách thống trị lên người dân Việt Nam một lần nữa. Không cam chịu bị thống trị, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt toàn thể dân tộc Việt Nam thể hiện quyết tâm: "Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ… Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp, cứu Tổ quốc".Mang theo tinh thần và quyết tâm ấy, toàn dân Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, chấp nhận hy sinh, tổn thất, tiến hành cuộc kháng chiến chống xâm lược toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính để bảo vệ nền độc lập dân tộc mới giành được. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7.5.1954) và việc ký kết Hiệp định Genève về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, Lào, Campuchia (21.7.1954) đã kết thúc thắng lợi vẻ vang cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược.Tuy nhiên, một nửa nước chưa được giải phóng, chưa có hòa bình, nền độc lập của dân tộc chưa toàn vẹn do đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam. Nhân dân hai miền Nam, Bắc lại phải tiếp tục tiến hành cuộc kháng chiến chống lại đế quốc có tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh nhất thế giới, để bảo vệ độc lập, thống nhất đất nước. Cả đất nước đã đứng lên, đoàn kết chiến đấu với tinh thần: Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa nhưng "Không có gì quý hơn độc lập, tự do", đến ngày thắng lợi, ta sẽ xây dựng lại đất nước đàng hoàng hơn, to đẹp hơn. Trải qua 21 năm kháng chiến gian khổ, chịu nhiều hy sinh to lớn, quân và dân ta đã giành được thắng lợi cuối cùng, non sông thu về một mối.Nền độc lập dân tộc được bảo vệ, cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Một tương lai tươi sáng đã mở ra. Tuy nhiên, đất nước phải đối mặt với những hậu quả nặng nề của 30 năm chiến tranh liên tục, sự chống phá của các lực lượng phản động trong nước, sự bao vây, cấm vận của chủ nghĩa đế quốc, sự sụt giảm lớn nguồn viện trợ nước ngoài, lại phải tiếp tục cuộc chiến đấu chống xâm lược, bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ ở biên giới Tây Nam, biên giới phía bắc và những sai lầm, khuyết điểm trong lãnh đạo phát triển đất nước sau chiến tranh đã làm cho Việt Nam dần dần lún sâu vào khủng hoảng kinh tế - xã hội, đe dọa sự tồn vong của chế độ.Trong bối cảnh khó khăn trầm trọng đó đòi hỏi phải có một quyết sách mạnh mẽ mang tính lịch sử để đưa đất nước vượt thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng. Cuối năm 1986, Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI. Với phương châm: Nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật, Đại hội đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước và hội nhập quốc tế. Đó là đổi mới tư duy, đổi mới quản lý kinh tế, đổi mới chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng; dứt khoát đoạn tuyệt với nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp, chuyển sang thực hiện nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa; xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nâng cao tính hiệu quả và tính minh bạch của bộ máy nhà nước; tập trung đổi mới về kinh tế trên cơ sở đổi mới từng bước về chính trị…Sau gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước, xã hội, con người Việt Nam đã có sự chuyển mình vô cùng to lớn. Về kinh tế: tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 - 2024 đạt trên 6%/năm. Quy mô nền kinh tế đạt khoảng 450 tỉ USD, đưa Việt Nam vào nhóm 35 nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới. Thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 4.400 USD, đưa Việt Nam từ nhóm nước thu nhập thấp lên nhóm nước có mức thu nhập trung bình. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Giáo dục, y tế phát triển. Quốc phòng, an ninh được giữ vững và tăng cường. Quan hệ ngoại giao rộng mở, vị thế của Việt Nam trên thế giới được nâng cao. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa tiếp tục được xây dựng và hoàn thiện. Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ngày càng sáng tỏ hơn. Chưa bao giờ đất nước ta có cơ đồ, tiềm lực, uy tín và vị thế quốc tế như hôm nay. Điều này chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng và con đường phát triển đất nước mà Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân ta đã lựa chọn là đúng đắn, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam và xu thế của thời đại.Kỷ nguyên được hiểu là một giai đoạn lịch sử được đánh dấu bởi những đặc điểm quan trọng hoặc sự kiện có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của xã hội - văn hóa - chính trị - tự nhiên. Kỷ nguyên vươn mình thể hiện sự chuyển động mạnh mẽ, tích cực, dựa trên các điều kiện chủ quan, khách quan thuận lợi để vượt qua thách thức, vượt qua chính mình, thực hiện khát vọng, vươn tới mục tiêu đặt ra. Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam chính là kỷ nguyên phát triển giàu mạnh dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm xây dựng một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Mọi người dân đều có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, được hỗ trợ phát triển, làm giàu; đóng góp ngày càng cao cho xã hội, đất nước. Mục tiêu trước mắt trong kỷ nguyên mới là đến năm 2030, Việt Nam là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 trở thành nước xã hội chủ nghĩa phát triển, có thu nhập cao; khơi dậy mạnh mẽ hào khí dân tộc, tinh thần tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc, khát vọng phát triển đất nước; kết hợp chặt chẽ sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Thời điểm bắt đầu kỷ nguyên mới là Đại hội XIV của Đảng, mọi người dân Việt Nam đồng tâm hiệp lực, tranh thủ thời cơ, thuận lợi, đẩy lùi nguy cơ, thách thức, đưa đất nước phát triển toàn diện, mạnh mẽ, bứt phá và cất cánh.Điều kiện để đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình có thể khái quát như sau: 1- Đó là những thành tựu đạt được sau gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, giúp nước ta tích lũy được thế và lực cho sự phát triển bứt phá trong giai đoạn tiếp theo. 2- Độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; lợi ích quốc gia, dân tộc được bảo đảm. Quy mô nền kinh tế tăng gấp hàng chục lần so với năm bắt đầu đổi mới. Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 193 nước là thành viên Liên Hiệp Quốc; có các mối quan hệ đối tác, hợp tác chiến lược, đối tác chiến lược toàn diện với tất cả các cường quốc trên thế giới và khu vực. 3- Tiềm lực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học - công nghệ, quốc phòng, an ninh không ngừng nâng cao; tham gia đóng góp tích cực duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới. 4- Sự biến chuyển có tính thời đại của thế giới mang lại thời cơ, thuận lợi mới. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhất là trí tuệ nhân tạo và công nghệ số… đem đến cơ hội cho những quốc gia đang phát triển có thể nắm bắt để đi trước đón đầu để phát triển. Đây chính là thời điểm ý Đảng hòa quyện với lòng dân trong khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Đó chính là những điều kiện cần.Bên cạnh đó là các điều kiện đủ cần phải có để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới của dân tộc tiếp sau kỷ nguyên độc lập, tự do, xây dựng chủ nghĩa xã hội và đổi mới.Thứ nhất, tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền của Đảng. Thứ hai, xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, giải quyết điểm nghẽn lớn nhất là thể chế để mở đường cho phát triển. Thứ ba, tinh gọn bộ máy Đảng, các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội để tăng hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Thứ tư, đẩy mạnh phòng, chống lãng phí cũng như công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm. Thứ năm, đẩy mạnh chuyển đổi số để nắm bắt các cơ hội từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước văn minh, hiện đại, hội nhập sâu rộng quốc tế. Thứ sáu, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất đạo đức, năng lực, dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới sáng tạo, dám chịu trách nhiệm, đáp ứng tốt yêu cầu mới đặt ra. Thứ bảy, đẩy mạnh phát triển kinh tế, có năng suất lao động cao, hiệu quả lớn, chuyển đổi mô hình từ chiều rộng sang chiều sâu, tiếp tục coi kinh tế tư nhân là động lực quan trọng; coi trọng ứng dụng và phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo là động lực chính cho phát triển.Trên hành trình đó, kỷ nguyên độc lập tự do là cơ sở đảm bảo, là gạch nối đi tới kỷ nguyên vươn mình của dân tộc ta trong thời đại Hồ Chí Minh.